.
Ngày 21/6/2024, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận 83-KL/TW về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
(ảnh internet)
Theo đó, Bộ Chính trị đã có những kết luận về nội dung cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW đối với doanh nghiệp như sau:
(1) Điều chỉnh mức lương tối thiểu (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tăng 6% so năm 2023), áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng lên 6% so với mức lương hiện hưởng năm 2023, cụ thể:
Vùng |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
||
Từ 01/7/2024 |
Hiện hành |
Từ 01/7/2024 |
Hiện hành |
|
Vùng I |
4.960.000 |
4.680.000 |
23.800 |
22.500 |
Vùng II |
4.410.000 |
4.160.000 |
21.200 |
20.000 |
Vùng III |
3.860.000 |
3.640.000 |
18.600 |
17.500 |
Vùng IV |
3.450.000 |
3.250.000 |
16.600 |
15.600 |
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng và mức lương tối thiểu theo giờ được tăng từ 1.000 - 1.300 đồng/giờ.
(2) Cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo đúng nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, áp dụng từ ngày 01/01/2025.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã nêu rõ cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp như sau:
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động).
- Doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.
- Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng có những quy định đối với người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường.
- Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.
- Phân định rõ tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương. Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng theo năm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước. Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực. Từng bước tiến tới thuê hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.
Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp, trong đó có khống chế mức lương tối đa theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức tiền lương bình quân chung của người lao động. Thực hiện công khai tiền lương, thu nhập hằng năm của người đại diện vốn nhà nước và tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo nhiệm vụ được Nhà nước giao thì tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người lao động và người quản lý doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp dịch vụ công ích, Nhà nước tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết thu nhập bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và Nhà nước.
Những đối tượng được điều chỉnh tăng lương từ 01/7/2024 khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6%
Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Và khoản 1 Điều 91 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định.
Theo đó, Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp;
Không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Do đó, sau khi tăng lương tối thiểu vùng lên 6% từ 01/7/2024 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang thấp hơn mức lương tối thiểu đã tăng thì doanh nghiệp cần tăng lên cho phù hợp với quy định mới.
Lưu ý: Trường hợp sau khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng của người lao động đang bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu đã tăng thì công ty không bắt buộc phải điều chỉnh tăng lương, lúc này người lao động sẽ được tăng lương chế độ tăng lương theo hợp đồng lao động (nếu có).
Thanh Thảo. (Sưu tầm //thuvienphapluat.vn/)
`); //a.document.write("